Tiếng Latinh cổ điển
Tiếng Latinh cổ điển

Tiếng Latinh cổ điển

Tiếng Latinh cổ điển (tiếng Latinh: Latinitas[note 1] "thiện ngữ" hoặc Sermo latinus "tiếng nói tốt", tiếng Anh: Classical Latin) là hình thức ngôn ngữ Latinh được các tác gia thời hậu kỳ Cộng hòa La Mã và thời đầu của Đế quốc La Mã công nhận là hình thức ngôn ngữ tiêu chuẩn. Nó được sử dụng từ năm 75 TCN đến thế kỷ thứ 3, khi nó phát triển thành tiếng Latinh hậu kỳ. Trong một số thời kỳ sau, nó được coi là tiếng Latinh "tốt" hoặc chuẩn mực, với các phiên bản về sau bị xem là suy giảm, thoái hóa, thô tục hoặc tạp nham. Thuật ngữ Latin hay tên gọi tiếng Latinh hiện nay được hiểu theo mặc định là "tiếng Latinh cổ điển"; ví dụ, sách giáo khoa tiếng Latinh hiện đại hầu như chỉ dạy tiếng Latinh cổ điển.Cicero và những người cùng thời với ông ở thời hậu kỳ cộng hòa đã sử dụng các thuật ngữ lingua latina ("ngôn ngữ Latinh") và sermo latinus ("tiếng nói Latinh") để chỉ đến ngôn ngữ này. Ngược lại, thuật ngữ sermo vulgaris ("tiếng nói thông tục") và sermo vulgi ("tiếng nói thuộc về khẩu ngữ") để chỉ đến tiếng Latinh thông tục.Tiếng Latinh cổ điển còn được gọi là sermo familiaris ("tiếng nói của những gia đình thiện lành/gia giáo"), sermo urbanus ( "tiếng nói của thành Roma/dân thành thị"), và trong một số trường hợp hiếm hoi còn gọi là sermo nobilis ( "tiếng nói của tầng lớp cao quý"). Bên cạnh latinitas - có nghĩa là "thiện, tốt lành", nó chủ yếu được gọi là latine (trạng từ mang nghĩa "trong tiếng Latinh tốt"), hoặc latinius (trạng từ so sánh có nghĩa "trong tiếng Latinh tốt hơn" - để so sánh với tiếng thông tục).Latinitas đã được nói lẫn viết. Đây là ngôn ngữ chính quy được dạy trong trường học. Các quy tắc ngữ pháp chuẩn tắc đồng thời áp dụng cho ngôn ngữ này, và khi đối tượng đặc biệt như thơ hay văn hùng biện được đưa vào xem xét, quy định bổ sung sẽ được áp dụng. Kể từ khi thể nói của Latinitas đã bị tuyệt chủng, các quy tắc của văn bản politus có thể tạo ra sự xuất hiện của ngôn ngữ nhân tạo. Tuy nhiên, Latinitas đã từng là một dạng sermo (ngôn ngữ nói), và do đó, vẫn giữ được tính thanh thoát. Không có văn bản nào của các tác giả Latinh cổ điển được ghi nhận về kiểu cứng nhắc được chứng minh bằng nghệ thuật cách điệu, ngoại trừ các chữ viết tắt lặp đi lặp lại và các cụm từ cổ được tìm thấy trên các bản khắc hay bia văn tự.

Tiếng Latinh cổ điển

Phát âm [laˈtiːnɪtaːs]
Ngôn ngữ chính thức tại Cộng hòa La Mã, Đế quốc La Mã
Ngôn ngữ tiền thân
Tiếng Latinh cổ
  • Tiếng Latinh cổ điển
Phân loại Ấn-Âu
Linguasphere 51-AAB-aaa
Khu vực Các vùng đất thống trị bởi La Mã cổ đại
Hệ chữ viết Bảng chữ cái Latinh cổ điển
Sử dụng tại Cộng hòa La Mã, Đế quốc La Mã

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng Latinh cổ điển http://www.thelatinlibrary.com/ http://attalus.org/latin/index.html //dx.doi.org/10.1017%2FS0009838812000286 http://latin.packhum.org/ https://www.perseus.tufts.edu/hopper/collection?co... https://penelope.uchicago.edu/Thayer/e/roman/texts... https://scholalatina.it/en/latin-and-greek-texts/ https://archive.org/details/geschichtederrm00teufg... https://archive.org/details/literarylanguage0000au... https://archive.org/details/literarylanguage0000au...